Bạn Có Biết Cách Sử Dụng Và Bảo Quản Khẩu Trang Vải Kháng Khuẩn Đúng Cách

Sự bùng phát của virus Covid-19 và dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả cộng đồng. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh dịch và bảo vệ bản thân là đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng. Bên cạnh khẩu trang y tế, bạn có thể sử dụng khẩu trang vải để ngăn ngừa và phòng chống virus. Cùng tìm hiểu về mẹo sử dụng, giặt và bảo quản khẩu trang vải nhé!

Khẩu trang vải kháng khuẩn là gì?

Khẩu trang vải kháng khuẩnKhẩu trang vải kháng khuẩn là vải được xử lý theo phương pháp đưa các chất kháng khuẩn lên bề mặt vải theo các cách khác nhau: ngấm ép, tráng phủ hoặc phun,… Nhờ đó, vải thành phẩm có khả năng diệt tới 90% vi khuẩn sau 1h tiếp xúc và giảm còn 60-70% sau một số lần giặt. 

Những chiếc khẩu trang may bằng vải kháng khuẩn đảm bảo chất lượng có khả năng diệt khuẩn sau 10 – 30 lần giặt tùy theo loại chất kháng khuẩn sử dụng.

Lợi ích khi sử dụng khẩu trang vải để phòng chống dịch bệnh

Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus gây ra bệnh COVID-19 có cơ chế lây lan chủ yếu do những giọt bắn từ nước bọt, nước mũi của người bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài khi họ ho hoặc hắt hơi. Do đó, khẩu trang vải có thể giúp bạn tránh được việc tiếp xúc trực tiếp với những giọt bắn mang mầm bệnh nguy hiểm này.

Khẩu trang vải có thể tái sử dụng nhiều lần để tiết kiệm chi phí

Khác với khẩu trang y tế, khẩu trang vải có thể tái sử dụng nhiều lần mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong việc phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng. Thậm chí, nhiều sản phẩm khẩu trang vải có thể tái sử dụng tới 30 lần (sau mỗi lần khẩu trang được giặt bằng nước xà phòng).

Không gây bí thở, thoải mái khi sử dụng

Những loại khẩu trang N95, khẩu trang y tế chuyên dụng tuy mang lại hiệu quả cao hơn trong việc phòng chống dịch nhưng hiện nay, những đối tượng cần dùng nhất là các bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Với người dân bình thường, việc đeo khẩu trang vải kháng khuẩn là phù hợp vừa bảo vệ an toàn cho bản thân, cộng đồng, vừa thoải mái và dễ thở khi đeo cả ngày.


Hướng dẫn đeo khẩu trang vải đúng cách

Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cùng nước sạch trước khi đeo

Bước 2: Xác định hướng đeo chính xác của khẩu trang

Thông thường, một chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn sẽ được thiết kế để phần bề mặt có hướng chúc xuống phía dưới để hạn chế khả năng các giọt bắn sẽ bám lại trên lớp vải.

Bước 3: Đeo khẩu trang che kín từ sống mũi tới toàn bộ khu vực cằm

Sau khi xác định chính xác hướng đeo, bạn cần thực hiện các thao tác làm sao để khẩu trang có thể ép sát đường sống mũi và che kín toàn bộ phần cằm. Điều này sẽ giúp chặn các giọt bắn có thể luồn qua các kẽ hở trên khẩu trang và xâm nhập vào mũi, miệng.


Hướng dẫn giặt, bảo quản khẩu trang vải kháng khuẩn đúng cách

Giặt khẩu trang bằng tay, không giặt máy

Với khẩu trang vải kháng khuẩn, bạn nên giặt nhẹ nhàng bằng tay với xà phòng thơm, không giặt máy. 

Không ngâm khẩu trang lâu trong nước nóng 

Bạn lưu ý không ngâm khẩu trang lâu trong nước nóng vì sợi vải sẽ bị trương nở lâu, làm các hóa chất kháng khuẩn bị thoát ra khỏi cấu trúc sợi, làm mất đi tính năng kháng khuẩn của khẩu trang vải.

Phơi khẩu trang ngay sau khi giặt

Bạn nên phơi khẩu trang trong bóng mát, tránh phơi khẩu trang vải kháng khuẩn trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tia UV từ ánh nắng có thể làm ảnh hưởng đến hóa chất kháng khuẩn có trên bề mặt vải.

Những lưu ý khi sử dụng khẩu trang vải

  • Bạn nên lựa chọn các loại khẩu trang sử dụng chất liệu vải dệt kim hoặc vải dệt thoi có 2 lớp (với 1 lớp kháng khuẩn) để đảm bảo ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào cơ thể. 
  • Khi tháo khẩu trang, bạn cầm vào dây đeo để tháo, không dùng tay chạm vào phần bề mặt bên ngoài của khẩu trang vì có thể virus, vi khuẩn vẫn còn đọng lại trên đó.
  • Bạn cần rửa tay bằng xà phòng, dung dịch cồn pha loãng hoặc nước rửa tay khô sau khi tháo khẩu trang.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *